Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Tránh sai lầm khi xử trí tiêu chảy

nguyenhainam@gmail.com

Tiêu chảy là triệu chứng do nhiều yếu tố gây ra, nhưng đa số là do ăn uống không hợp vệ sinh bị ngộ độc, nhiễm khuẩn đường ruột, dị ứng thức ăn hoặc loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh uống... Tác nhân hay gặp là do vi khuẩn như Shigella, Salmonella, E.coli, Vibrio cholerae (phẩy khuẩn tả) hoặc do Rotavirut (thường gặp ở trẻ em). Ngoài ra, có thể do ký sinh trùng như amip gây kiết lỵ... Khi bị tiêu chảy cơ thể sẽ bị mất nước và điện giải nên việc đầu tiên khi bị tiêu chảy cấp là bù nước và điện giải. Dùng gói oresol pha đúng theo chỉ dẫn để cho người bệnh uống, nếu trẻ còn bú mẹ cần cho bú pha dung dịch đường muối theo tỷ lệ 1/8 cho 1 lít nước (1 thìa cà phê muối với 8 thìa cà phê đường cho 1 lít nước sôi) để uống theo nhu cầu và uống sau mỗi lần tiêu chảy. Chế độ ăn khi tiêu chảy cần ăn mềm, loãng, dễ tiêu (cháo, súp...). Nhiều người ngộ nhận khi ăn vào làm tiêu chảy tăng nên lại nhịn ăn, nhịn uống là hoàn toàn sai lầm vì sẽ dẫn tới rối loạn điện giải, trụy tim mạch do mất nước. Có thể bạn sẽ thấy khi ăn vào có đi tiêu chảy tăng lên một chút nhưng cơ thể vẫn hấp thu được 60% lượng chất ăn vào. Trường hợp tiêu chảy kèm theo những triệu chứng như sốt, nôn nhiều, phân có lẫn đờm máu, tiêu chảy toàn nước và quá nhiều lần, có dấu hiệu mất nước (môi khô, mắt trũng...) cần nhập viện để điều trị kịp thời. Chú ý: Dù người lớn hay trẻ em thì khi tiêu chảy cũng không được uống thuốc cầm chảy hay kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

BS. Phạm Minh Nguyệt

0 nhận xét:

Đăng nhận xét