Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

5 dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp ở trẻ em

nhận biết tăng nhãn áp ở trẻ

Tăng nhãn áp (glôcôm) không phổ biến ở trẻ em. Chỉ có khoảng 1/10.000 trẻ có thể bị tăng nhãn áp. Các triệu chứng của bệnh này ở trẻ rất khác với các triệu chứng ở người lớn. Không có cách nào để phòng ngừa tăng nhãn áp bẩm sinh (xảy ra trong 3 tháng đầu sau sinh) hoặc tăng nhãn áp vị thành niên (xuất hiện khi 16 tuổi) . Nhưng biết về các triệu chứng sớm của bệnh có thể giúp can thiệp sớm và ngăn ngừa mù lòa ở trẻ.

Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp ở trẻ:

Chảy nước mắt

Tình trạng chảy nước mắt thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp ở trẻ nhỏ. Nếu bé bị chảy nước mắt liên tục, hãy đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng)

Một triệu chứng phổ biến của tăng nhãn áp ở trẻ nhỏ là quá nhạy cảm với ánh sáng hoặc thậm chí là ánh sáng mặt trời. Nếu bé than phiền rằng ánh sáng quá sáng, hãy đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán phát hiện kịp thời.

Co giật mí mắt

Trẻ nhỏ bị tăng nhãn áp cũng bị các cơn co thắt tự nguyện và bất thường ở mí mắt. Mặc dù hiếm nhưng tình trạng co thắt cơ quanh mắt cũng thường gây đau. Đây là một dấu hiệu báo động không nên bỏ qua.

Tăng kích thước giác mạc

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tăng áp lực nội nhãn dẫn tới sưng mắt, điều này cũng có thể làm tăng kích thước giác mạc. Vì vậy nếu trẻ bị nặng mắt hoặc nếu bạn phát hiện thấy bất cứ sự thay đổi nào trong mắt trẻ, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

Củng mạc xanh

Củng mạc mắt thường có màu trắng, nếu củng mạc chuyển sang màu hơi xanh hoặc xám nhạt, hãy đi khám bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của tăng nhãn áp ở trẻ.

BS Thu Vân

(theo Univadis / THS)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét